Tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh
1. Ăn uống lành mạnh.
Để tăng sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng phải cung cấp đủ năng lượng, đủ chất đạm, tinh bột, đường, kiểm soát chất béo, tăng cường vitamin A, vitamin E, vitamin D và vitamin C, tăng cường kẽm, selen và sắt, tăng cường probiotic. Trong đó, vitamin C được đánh giá là vitamin có khả năng giúp tăng cường đề kháng tốt nhất.
Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin cũng như chất chống oxy hóa, tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.
Cụ thể, 15 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng tiêu biểu như: Các loại quả nhà họ cam chanh, Ớt chuông đỏ, Bông cải xanh, Tỏi, Gừng, Cải bó xôi, Yogurt, Hạnh nhân, Nghệ, Trà xanh, Đu đủ, Kiwi, Gia cầm, Hạt hướng dương, Các loại động vật có vỏ.
Hạn chế sử dụng chất kích thích và đồ ngọt quá nhiều. Sử dụng quá nhiều chất kích thích và đồ ngọt gây ảnh hưởng rất tiêu cực đối với cơ thể như: làm đẩy nhanh quá trình lão hóa, phá hủy tế bào của cơ thể, tích trữ năng lượng xấu khiến thừa cân, béo phì, gây stress, là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp….
2. Tập thể dục đều đặn để máu lưu thông, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải mà còn làm yếu đi hệ miễn dịch và sức đề kháng. Ngược lại, chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nhanh, cũng giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.
Trong thời gian ở nhà để phòng, chống dịch bệnh có thể áp dụng những bài tập thể thục nhẹ nhàng tại nhà cùng các thành viên trong gia đình để cả nhà cùng khỏe lại giảm bớt sự nhàm chán khi ở nhà.
Gợi ý cho bạn những bài tập có thể thực hiện tại nhà.
3. Uống đủ nước.
Con người có thể nhịn ăn đến một tháng nhưng chỉ nhịn uống được từ 3-5 ngày. Như vậy cho thấy nước là vô cùng quan trọng đối với sự sống của chúng ta. Theo nghiên cứu, nước chiếm 75% trọng lượng của cơ thể, được phân bố ở khắp nơi, tham gia vào tất cả các quá trình như trao đổi chất, hấp thụ dinh dưỡng, vận động, thải độc, điều tiết thân nhiệt…
Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể:
– Nước là dung môi hòa tan của các chất dinh dưỡng, là trung gian vận chuyển các chất, ion khoáng, khí oxy… đến các tế bào, giúp quá trình trao đổi chất ở tế bào diễn ra bình thường.
– Nước có khả năng đào thải, loại bỏ các chất độc trong cơ thể ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu, mồ hôi.
– Nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thân nhiệt nhất là vào mùa hè oi bức. Nhiệt độ cơ thể sẽ theo nước ra bên ngoài môi trường qua các lỗ chân lông trên da và qua đường hô hấp.
– Nước là chất bôi trơn quan trọng trong cơ thể, có mặt tại các khớp nối, các cơ mặt, cơ miệng giúp cho cơ thể hoạt động một cách linh hoạt, khỏe khoắn.
4. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc: Khi ngủ đủ giấc, cơ thể ta sẽ sản sinh ra chất meletonin, có tác dụng ức chế hàm lượng estrogen, làm giảm khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, một giấc ngủ sâu sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, tỉnh táo và vui vẻ để bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống.
5. Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn
Rửa tay thường xuyên theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế là một trong những biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa dịch bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân giữa mùa dịch bệnh. Mầm bệnh cũng có thể lây lan bằng cách chạm vào các thiết bị hoặc bề mặt nhiễm mầm bệnh vì vậy việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh là vô cùng cần thiết.
Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động Phong trào vệ sinh yêu nước trong đó có triển khai rửa tay với xà phòng ở tại bệnh viện và cộng đồng. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng. Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây. Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm virut cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm… Cụ thể:
Bên cạnh đó các chuyên gia khuyên rằng việc làm sạch và khử trùng các bề mặt là cách tốt nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của COVID-19 tại nhà hoặc tại nơi làm việc. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và nơi làm việc giúp bảo vệ bạn và những người thân xung quanh.
Vệ sinh những đồ vật thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa cần được lau sạch bằng dung dịch nước ấm và muối trắng hoặc dung dịch tẩy rửa với nước ấm. Ngoài ra, cần thận trọng với ban công, tay vịn cầu thang, máy tính để bàn, điện thoại di động, đồ chơi và bất kỳ đồ vật nào được cầm bằng tay.
Vệ sinh các đồ đạc trong nhà làm từ vải: Ghế sofa là nơi các thành viên trong gia đình tiếp xúc nhiều nhất. Bởi vậy, chúng ta cần làm sạch sofa thường xuyên. Ngoài ra, khăn nhà bếp cần phải được giặt sạch bằng nước nóng ít nhất một tuần một lần để loại bỏ vi khuẩn phát triển trên những bề mặt ẩm ướt. Vệ sinh các thiết bị công nghệ trong nhà: Điện thoại di động, bàn phím máy tính là nơi trú ngụ cho virus. Chúng ta nên vệ sinh thường xuyên tất cả các thiết bị công nghệ, trong đó có điện thoại di động, bàn phím máy tính. Lưu ý hạn chế cho người khác mượn các thiết bị công nghệ trong giai đoạn này bởi vius corona có thể lây lan khi sử dụng chung.
Chung tay đẩy lùi dịch bệnh mỗi người là một truyền thông viên giúp bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Nguyễn Thùy Linh
Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ