Biểu hiện của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn rất hay gặp và được xếp vào bệnh khớp mãn tính. Tỷ lệ bệnh ở nữ giới thường cao hơn nam giới, đặc biệt ở tuổi trung niên. Bệnh kéo dài với các đợt viêm cấp tính khiến người bệnh đau đớn khó chịu. Thậm chí, bệnh có thể gây biến dạng khớp và có nguy cơ tàn phế suốt đời. Vì thế, bản thân người bệnh cần nhận biết sớm những biểu hiện của viêm khớp dạng thấp để đi khám và được điều trị kịp thời, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các khớp, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và xương dưới sụn. Không chỉ ảnh hưởng đến các khớp, viêm khớp dạng thấp còn có các biểu hiện ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Người bệnh cần quan tâm đến sức khỏe xương khớp để không bỏ qua những triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp dưới đây.
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp khởi phát:
Bệnh thường bắt đầu sau chấn thương, thay đổi nội tiết, hoặc cũng có thể không có lý do gì. Có đến 70% người bệnh có triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bắt đầu bằng viêm một khớp như cổ tay, bàn tay, ngón tay, gối, cổ chân. Khớp viêm bị sưng, đặc biệt là khớp gối, hơi nóng, đau âm ỉ cả ngày đêm, nửa đêm về sáng đau tăng. Buổi sáng thức dậy, người bệnh có cảm giác cứng khớp, khó vận động. Người bệnh mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, gầy sút. Những triệu chứng viêm khớp dạng thấp giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng, đau tăng dần, số khớp viêm có thể tăng thêm, có thể không.
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp toàn phát:
Người bệnh bị viêm nhiều khớp, chủ yếu các khớp vừa và nhỏ ở chi. Các khớp lớn ở vai, cột sống xuất hiện triệu chứng viêm muộn hơn. Các khớp viêm có sưng, đau, khó vận động, đau nhiều về đêm, khi trời trở lạnh, buổi sáng dậy bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, khó đi lại. Người bệnh có thể nhận biết biểu hiện của viêm khớp dạng thấp khi các khớp viêm thường là những khớp đối xứng nhau ở cả hai bên, như khớp hai bàn tay, hai chân hoặc hai khuỷu tay.
Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể ngoài khớp, chẳng hạn như da, các dây thần kinh, gân, cơ, mắt, tim, thận và phổi. Những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cũng có biểu hiện triệu chứng mệt mỏi cực độ, suy nhược, chán ăn, có thể dẫn đến sụt ký, suy giảm sức khỏe.
Một khi đã xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên đi khám sớm tại chuyên khoa cơ – xương – khớp để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh chuyển sang mãn tính dễ dẫn đến dính khớp và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, đây là yếu tố thuận lợi đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp. Do đó, ngoài việc điều trị chuyên khoa, người bệnh nên bổ sung PEPTAN để chăm sóc xương khớp toàn diện. PEPTAN là một peptide cao cấp chứa hơn 97% protein, không có chất béo hoặc carbohydrate. Tinh chất này tác động lên quá trình sản sinh sụn khớp, phục hồi xương dưới sụn, làm chậm sự khởi phát và tăng nhanh quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ điều trì các bệnh lý xương khớp